Việc kiểm soát tải trọng dẫn đến tình trạng lượng xe chở hàng hiện tại không đủ đáp ứng. Việc đầu tư mạnh vào container bắt đầu từ nhu cầu này.
Hàng loạt đại gia rót tiền đầu tư vào kinh doanh container. Không phải ai cũng hiểu lý do vì sao hoạt động kinh doanh này lại “bỗng nhiên” nóng đến vậy từ giữa năm ngoái đến năm nay. Bài viết này chúng tôi xin đưa ra 8 lý do khiến ngành này bỗng nhiên được quan tâm đến vậy.
Thứ nhất, việc kiểm soát tải trọng. Từ giữa tháng 9-2014, các cảng tại TP.HCM siết chặt việc kiểm soát tải trọng xe ra vào cảng theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, xe chở hàng quá tải sẽ không được ra khỏi cảng. Do nhất thời không thể đáp ứng được nhu cầu nên các nhà xe đối phó bằng cách dồn tải, chất thêm hàng khi vừa ra khỏi cảng.
Tuy nhiên, dù tìm cách “lách” và chất thêm hàng khi xe ra khỏi cảng thì các xe chở hàng quá tải cũng khó lòng qua được cửa ải kiểm soát tải trọng tại các tuyến đường có nhiều xe tải hoạt động. Hoạt động này không chỉ kiếm soát ở TPHCM mà Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu… đều rất chặt.
Một trưởng phòng công ty Hàn Quốc chuyên phụ trách vấn đề chuyên chở hàng và xuất khẩu nói: “Lúc trước một xe kéo được 2 công 20 feet do hàng inox rất nặng, giờ phải dùng đến 2 xe do không thể hoạt động được quá tải nữa. Có lúc công ty tôi gọi xe rất khó khăn do nhất thời lượng xe không đáp ứng đủ”.
Đây là một trong những lý do quan trọng dẫn đến nhiều đại gia nhảy vào ngành vận tải Container.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh cũng từng nói:”Nhập khẩu ô tô tăng, nhưng là ô tô tải, nghĩa là đều phục vụ cho sản xuất, vận chuyển vật liệu, chở đất cát…,chứ không phải xe du lịch, đi chơi”.
Theo đánh giá của ngành vận tải, lượng xe cần phải đầu tư mới phải bằng 250% lượng xe hiện tại trước 2014, trong đó 90% phải đầu tư xe tải trọng lớn.
Thứ 2, lượng cung xe tải hạng trung và nặng đang thiếu trầm trọng. Thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 4/2015 chủ yếu lượng nhập xe tải trung và nặng trong số hơn 8.800 xe từ trung quốc, tăng đến 400% so với 2014, giá trị tăng 300%. Trong khi đó Trường Hải Auto cũng chỉ mới tăng doanh số là 86%.
Việt Nam chưa có tập đoàn nào sản xuất xe tải trung và nặng nhiều, do vậy sức ép lên nhập khẩu trong năm 2015 là rất lớn.
Về vận chuyển Container tuyến quốc tế thì vẫn hết sức bình thường, mức tăng 15% phù hợp với mức tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thứ 3, Bộ giao thông muốn kéo giảm quá tải trên các quốc lộ, đưa ra hành trình vận tải theo đường biển trong nước nhằm giảm chi phí, giảm áp lực giao thông. Hành trình này kéo dài từ Bắc đến Nam thông qua con đường biển ven bờ. Ưu thế của nó là vận chuyển được lượng lớn hàng hóa với chi phí rẻ hơn 40% so với vận chuyển đường bộ. Nhược điểm là thời gian vận chuyển dài hơn. Để thành công cần phải mở thêm nhiều cảng nhỏ tại nhiều địa phương, kết nối các cảng này lại trong một lộ trình thống nhất, và đầu tư tàu vận chuyển cũng như các dịch vụ đi kèm.
Thứ 4, có khả năng sẽ sửa nghị định 171 và nghị định 68 theo hướng siết chặt hơn nữa. Một khi các nghị định này được sửa đổi theo hướng đã đề xuất, các nhà vận chuyển sẽ không chịu nổi mức phạt hay bôi trơn, mà phải đầu tư bài bản. Buộc phải xe container phải chở đúng tải trọng, trang thiết bị phải đầy đủ…
Thứ 5, chở hàng bằng container có lợi hơn một số phương tiện tải nặng khác. Hoạt động tải trước năm 2014 chủ yếu là dùng xe quá tải, dòng xe chủ yếu là 5, 8, 10, 15 tấn được chở quá tải thường gấp hơn 2 lần tải trọng cho phép.
Chủ trương của ngành vận tải khiến nhu cầu vận tải cũng thay đổi hẳn. Lấy ví dụ như trước đây nông sản thường được vận tải bằng các xe tải chở quá tải trọng thì nay chuyển đổi qua vận tải bằng container và container lạnh. Loại hình vận tải này có ưu điểm là tải trọng lên đến từ 15 – 36 tấn.
Bài toán chi phí được nhiều doanh nghiệp đặt ra và các “đại gia” nhanh chóng tìm được lời giải: giả sử chuyến hàng 30 tấn đi 100 Km giá thuê xe 8 tấn truyền thống phải chở 4 chuyến * 4 triệu bằng 16 triệu đồng. Nếu thuê xe 15 tấn = 6*2 bằng 12 triệu đồng. Nếu thuê xe 30 tấn chỉ mất 9 triệu đồng. Như vậy ngành vận tải tự động sẽ tái cấu trúc để cạnh tranh.
Thứ 6, nhiều dự án đầu tư lớn cũng thu hút vận tải “ăn theo”. Hàng nghìn xe container chuyên dùng để vận chuyển đến cảng tại Đông Nam Bộ hay các dự án thép lớn ở Bắc Miền Trung cũng kéo theo nhu cầu container cao.
Thứ 7, giá dầu giảm kéo nhiều “đại gia” gia nhập ngành vận tải bởi biên lợi nhuận gộp tăng lên. Do cơ cấu giá dầu chiếm 40% trong chi phí vận chuyển nên việc giá dầu giảm làm cho biên lợi nhuận tăng lên, thu hút các đại gia gia nhập ngành.
Với doanh số tăng đáng kinh ngạc khiến International (hãng xe đầu kéo hàng đầu thế giới) cũng vào Việt Nam, theo đó tập đoàn Hoàng Huy sẽ phân phối độc quyền từ tháng 6/2015. Không những lượng xe đầu kéo nhập từ Trung Quốc tăng đột biến mà hầu hết đều tăng trưởng đột biến như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật…
Thứ 8, hoạt động dịch vụ cảng tăng trưởng mạnh suốt từ 2012 đến nay. Lợi nhuận tích lũy lớn khiến các công ty này đầu tư mạnh vào ngành cảng, bến bãi…Các dự án nạo vét lớn hoàn thành như Soài Rạp, Hậu Giang…khiến ngành dịch vụ cảng mở rộng liên tục. Từ đó tác động đến ngành vận tải container tăng mạnh.
Thứ 9, hạ tầng giao thông dần hoàn chỉnh cũng là một yếu tố thúc đẩy ngành container phát triển. Hiện tại, Bộ GTVT đang đầu tư mạnh, mở rộng quốc lộ khắp cả nước. Nhiều tuyến cao tốc hình thành. Từ đó cho phép xe tải trọng lớn lưu thông là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến hoạt động vận tải Container thu hút đầu tư.
Thứ 10, pháp luật ngày càng được coi trọng. Việt Nam đang dần hình thành một thị trường vận tải chuyên nghiệp và hoàn chỉnh, mọi thứ bắt đầu từ giữa 2014. Hiện tại đường sắt không đáp ứng được vận tải container, tạm thời hình thành theo hai dạng vận tải đường bộ container và đường thủy nội địa.
Trong lịch sử hình thành, có thể nói đây là thời cơ chín muồi nhất cho ngành vận tải hình thành hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là kiểm soát chặt tải trọng của Bộ GTVT, hạ tầng đáp ứng tải trọng tối đa, nền kinh tế phát triển trở lại, thói quen lâu này đã chuyển sang chuyên nghiệp hơn.